scroll top
Tư liệu Tham khảo
Học gì cho hay giữa những ngày giãn cách (P1)
viết bởi Admin
14101
0
27-07-2021
Con người, nghĩ lại, dù có như thế nào thì vẫn là giống ham học nhất trong các loài. Sự tò mò, tham vọng, khả năng tưởng tượng và lòng tự tôn giúp người ta không ngừng học. Bản năng học và cải thiện kỹ năng luôn có trong mỗi người, ngay cả ở người lười nhất chỉ thích chơi game. Nhưng người có ý chí gặp lúc càng khó lại càng học nhiều, thậm chí học cả những thứ mà người khác cho là “chẳng để làm gì cả”.

 

Giãn cách xã hội 500 năm trước, bạn có biết Newton đã tận dụng thời gian đó để làm được những gì?

  “Đại dịch hạch London (Great plague of London), cơn đại dịch hạch xảy ra ở Anh, khoảng năm 1665-1666. Isaac Newton lúc này là một sinh viên 20 cái xuân xanh tại trường Trinity College, Cambridge.

Ngày ấy, mặc dù các cụ cũng chẳng biết con vi khuẩn là gì, tròn hay méo, nhưng "cách ly xã hội" vẫn được coi là một hình thức rất tốt để né dịch. Trường Cambridge thời ấy cũng vậy, họ yêu cầu sinh viên tự học tại nhà. Newton là một sinh viên gương mẫu, ông quay về điền trang của gia đình luôn, và dành hơn một năm nghiên cứu tại nhà - quãng thời gian ấy sau này được ông gọi là annus mirabilis, "một năm kỳ diệu".

Trong thời gian ở nhà, Newton đã hoàn thiện các nghiên cứu tiền đề cho món giải tích trứ danh, nghiên cứu về quang học, và... trồng táo. Việc Newton “ăn táo bằng... đầu” đến nay vẫn chỉ mang tính giai thoại, nhưng có lẽ, việc ngắm những trái táo rụng đã giúp nhà khoa học phát hiện ra điều gì đó.

Năm 1667, Newton trở lại trường học với hàng loạt bài luận đã hoàn thành. Ông chính thức trở thành nghiên cứu sinh chỉ trong 6 tháng, và thành giáo sư có... 2 năm sau đó.”

Khi đọc đến đây, có thể nhiều bạn sẽ thốt lên rằng: “Đó là Newton, còn tôi là người bình thường mà!”, “Cho tôi một cái điền trang như ông ấy đi, khi đó tôi có thể có động lực nghiên cứu một cái gì đó!”

Còn giãn cách xã hội do Covid thời hiện tại...?

Chúng ta đang sống trong thời điểm rất nhiều thứ bị ảnh hưởng hoặc bị ngưng trệ vì dịch Covid, chính trong mỗi người chúng ta cảm thấy lo lắng, và điều mà đa phần chúng ta đều lo đó là tình hình công việc vì nó ảnh hưởng đến kinh tế, thu nhập hiện tại và cả trong tương lai. Thậm chí có nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề như: dịch vụ hàng không, ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn… đều là những ngành nghề rất thu hút ở thời điểm trước khi có dịch. Và để hồi phục thì cần có thời gian.

Đối với những người lạc quan, họ sẽ xem đây chính là thời điểm giao thời: Cái cũ mất đi, cái mới sẽ xuất hiện”, “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Có những lúc thuận lợi, cũng có những khi khó khăn, vậy thì khi thuận lợi ta nên biết tranh thủ, để có tâm thế vững khi bước vào giai đoạn khó khăn. Cuộc sống vốn giống như đồ thị hình sin mà thôi.

Khi trong thời điểm khó khăn này, thời gian lại có rất nhiều, như nhiều cư dân mạng hay hỏi nhau: “Làm gì để cho hết 24h đây, ăn ngủ riết cũng thấy mệt người”, hay là câu nói dí dỏm nhưng cũng thể hiện người nói không muốn hoàn cảnh đó kéo dài thêm: “Mình từng mơ mộng, sau này có tiền, không phải làm gì, chỉ ăn, chơi, xem phim, ngủ, ngắm hoa và thưởng trà. Nhưng có ngờ đâu, tiền chưa có mà ước mơ đã thành hiện thực”. Chắc chắn rằng sau dịch thì mình cũng sẽ tìm lại được một công việc thôi, nhưng vẫn có thể chỉ làm lại được công việc như cũ hay đây có thể là cơ hội mới hơn cho sự thay đổi trong tương lai.

 

 

Tận dụng thời gian "tạm dừng lại" này để "nâng cấp" bản thân

Thời điểm này mình có thể dành thời gian để “nâng cấp” bản thân mình lên. Khi cái gì nó dừng lại chính là khoảng thời gian để “nâng cấp”, đây là thời gian để chiến thắng chính bản thân, không bị trì trệ, héo hon đi vì sự lười biếng, vì dịch bệnh.

Theo bài viết trên Forbes, một điều thú vị là thời gian phong tỏa năm qua dường như đã khiến nhiều công ty thấy rằng việc học không nhất thiết chỉ là học nghề. Những lớp học đi vào sở thích cá nhân và sáng tạo như học nhạc, đàn online, viết văn, làm đồ thủ công… cũng giúp nhân viên giảm căng thẳng, các phần não khác của họ được kích hoạt theo khiến công việc tốt hơn.

Nhưng nếu chỉ có một mình, chẳng có ai hoặc công ty nào khuyến khích, thì ta học cái gì đây? Chọn được một môn để học hóa ra là điều rất khó. Thường thì mọi người sẽ chọn ngoại ngữ là thứ dễ nghĩ ra nhất. Theo các chuyên gia, tốt nhất hãy tự vấn: mình tò mò vì điều gì nhất? Từ bé đến lớn mình thích làm việc gì nhất? Nếu không phải kiếm tiền thì mình thích môn gì nhất? Trả lời được là cũng đã nhìn ra phần nào con đường học mình nên theo đuổi.

Và phải chăng, đây chính là kỹ năng chuyển đổi, vẫn dựa trên những lợi thế mà mình đang có sẵn. Ví dụ như: “Một hướng dẫn viên du lịch không thể dẫn tour được trong thời gian dịch bệnh này, họ có lợi thế của sự hoạt ngôn, hiểu biết về nhiều địa điểm du lịch và lịch sử của nó, họ có thể dành thời gian để học thêm ngoại ngữ, hoặc nếu đã có lợi thế ngoại ngữ thì có thể tìm hiểu thêm về biên phiên dịch, hoặc tìm hiểu thêm về thiết kế website, marketing online,… thì sẽ có nhiều hướng phát triển thêm cho bản thân sau này.

Bài viết có tham khảo nội dung chia sẻ trong chuyên mục Cà phê sáng của chương trình Sài Gòn FM với sự tham gia của vị khách mời quen thuộc lắm nè các bạn ^^

https://www.facebook.com/saigonfmvn/videos/523031209021303/?extid=NS-UNK-UNK-UNK-IOS_GK0T-GK1C

Tag:
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*