scroll top
Cảm nhận Oden
Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ
viết bởi R.Nguyen
26005
0
14-08-2019
Đi Nhật là chuyện Dễ nhưng ai làm nên chuyện khi trở về mới là chuyện Khó

Đã mấy ngày trôi qua nhưng trong tâm trí em vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác ngồi trong hội trường buổi ODEN của Giám Đốc. Những câu nói, nụ cười ấm áp vẫn còn đâu đây. Giám Đốc Lê Long Sơn người đã mang làn gió mới đến con đường Thực tập sinh.

“Đi Nhật thì Dễ nhưng ai làm nên chuyện khi trở về mới là Khó”

Một câu hỏi được đặt ra là vậy tại sao con người khi sinh ra ai cũng như ai nhưng tại sao khi lớn lên người thành công kẻ thất bại. Bởi lẽ suy cho cùng thành công hay thất bại là do con người có chịu hi sinh, đánh đổi công sức, thời gian hay không. Cũng như “những người nỗ lực thì sẽ thành công, những người không nỗ lực thì sẽ không thành công”. Vì lẽ thế Thầy Lê Long Sơn muốn chúng ta nhận ra sự khác biệt này. Rằng việc đi Nhật không chỉ vì tiền – cái lợi ích trước mắt mà là còn là một con đường, một hành trang cho những ai nhận ra và dám nỗ lực vì nó. Từ đó vạch đích rõ ràng mục tiêu, cách thức cho mình.

Tất cả những gì Thầy làm đều chỉ mong muốn học viên của mình hay thanh niên trẻ Việt Nam mạnh mẽ hơn và đứng dậy chiến đấu cho tương lai. Thay vì cứ trốn tránh sợ hãi như bây giờ.

Như những bài báo gần đây mà Thầy đã giới thiệu “Chạy xe ôm công nghệ, thanh niên bị cướp mất sức khỏe và tuổi thanh xuân” hay “Một khi đã sa lầy vào nghề xe ôm công nghệ, nhiều bạn trẻ sẽ khó thoát ra”. Đúng! Là vấn đề chạy Grab như công việc chính của thanh niên hiện nay.

“Grab”, điều thức tỉnh tuổi trẻ về sự an nhàn.

Bản thân em cũng có tiếp xúc và trò chuyện với một anh Grab. Một chút trải lòng trên con đường xa em hỏi rằng “sao anh lại chọn nghề chạy xe Grab” anh Grab bảo: nghề này bây giờ rất OK, giờ giấc thoải mái, lương đôi khi còn cao hơn dân văn phòng” em tự hỏi rằng “sự nhiệt huyết của tuổi trẻ được đánh đổi bằng những giây phút chạy xe ôm và thanh xuân của họ, liệu còn gì để nhớ sau này? “Tại sao thay vì trau dồi tri thức, nâng cao tay nghề, làm những công việc giúp bản thân tích lũy kinh nghiệm thì cái mà họ đang làm là gì?

Chỉ vì ngại khó, ngại khổ chỉ vì cái lợi trước mắt mà trốn tránh không nhìn nhận một cách thực tế. Để rồi sau này nhìn lại con người sẽ mang trong lòng nhiều sự hối tiếc khôn nguôi.

Hãy một lần vì bản thân mà dốc hết sức làm một việc gì đó có ý nghĩa. Chúng ta còn quá trẻ đừng nghĩ rằng vì ta còn trẻ mà cứ đùng đẩy cho “Ngày Mai”. Hãy là chính mình, hãy cho bản thân mình một cơ hội làm điều mình muốn. Để chúng ta biết mình là ai và muốn trở thành người như thế nào “thời gian của bạn có hạn, vì thế đừng lãng phí sống cuộc đời của ai đó!”.

Và chúng ta sẽ không thể biết trước được ngày mai sẽ có chuyện gì xảy đến với mình. Như câu chuyện sóng thần 2011 ở thị trấn Yamada phía đông Nhật Bản. Chỉ trong một đêm ngăn ngủi họ đã mất nhà cửa, công việc hay thậm chí mất cả những người thân yêu, nỗi đau, sự mất mát quá lớn. Nhưng thái độ sống của họ mới làm chúng ta suy ngẫm. Vài ngày tiếp theo một số siêu thị đã mở cửa lại và phân phát cơm hộp cho người dân trong thị trấn, “tinh thần thép” của họ là một sự cố gắng không bỏ cuộc.

Cái ý chí, nghị lực của từng con người nơi đây làm ta quá đỗi khâm phục. Họ mạnh mẽ, lạc quan bởi họ biết rằng có khóc lóc, than vãn cũng không thay đổi được gì. Vậy họ cố gắng vì điều gì? Vì những” đứa trẻ”- mầm non của đất nước, chúng không biết gì cả và chúng cũng rất đau khổ đấy. Và hơn thế những câu nói của họ sẽ là ta xót xa. Xen lẫn hạnh phúc là khi họ được bao quanh bởi những hi vọng về tương lai tươi đẹp “tôi đã mất đi tất cả, và cuối cùng tôi phát hiện được, thực ra mình không cần gì cả”, “chính vì có sức khỏe mà có thể cố gắng, chính vì cố gắng mà khỏe mạnh” (Kotaro Hisui).

Từ đó chúng ta nhận ra rằng ranh giới của sự sống và cái chết rất mong manh. Vậy nên chúng còn gia đình, người thân bên cạnh và đang có tất cả, hãy cười “Ha Ha Ha” lên và hạnh phúc đi.

Cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn, tuổi trẻ của chúng ta rất tươi đẹp nên “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ”.

Cuộc đời là những lần thử. Thử làm điều gì đó mà không sợ thất bại, khó khăn “tài sản lớn nhất của tuổi trẻ không phải tuổi thanh xuân hay dung mạo xinh đẹp, cũng không phải sức lực dồi dào mà là cơ hội để bạn sai lầm”, “nếu như tuổi trẻ chúng ta không dám khát khao, không dám ước mơ, đương đầu với khó khăn, thử thách vậy thì tuổi trẻ của mình đúng là quá phí hoài!”

Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*